Răng thưa là tình trạng hai răng liền nhau mọc cách xa nhau tạo nên một khoảng trống ở giữa, trong đó phổ biến nhất là răng cửa. Khoảng trống này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như cấu trúc răng và xương hàm bẩm sinh hay do những thói quen xấu hàng ngày. Không chỉ khiến cho gương mặt của chủ nhân mất thẩm mỹ mà răng thưa còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Niềng răng thưa là phương pháp phổ biến và được nhiều khách hàng của Nha Khoa Oze tin tưởng lựa chọn bởi những ưu điểm của nó.
Niềng răng thưa càng sớm hiệu quả càng cao
Thời điểm lý tưởng để bắt đầu niềng răng thưa
Theo các chuyên gia về nha khoa, niềng răng thưa càng sớm thì thời gian đeo niềng sẽ càng nhanh bởi khi chúng ta còn nhỏ, xương hàm đang phát triển và còn mềm nên dễ dàng điều chỉnh bằng mắc cài, từ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên nếu tiến hành niềng răng khi còn quá nhỏ sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tự nhiên của răng.
Thời điểm bắt đầu niềng răng được coi là lý tưởng nhất khi răng sữa đã rụng và răng vĩnh viễn phát triển đầy đủ, thông thường là từ 9-15 tuổi. Ở độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi hoặc lớn hơn bạn hoàn toàn có thể bắt đầu đeo mắc cài mà vẫn đạt được hiệu quả tương tự, nhưng thời gian niềng sẽ lâu hơn do phần xương hàm đã phát triển tương đối và trở nên cứng hơn trước.
Niềng răng từ sớm sẽ rút ngắn thời gian niềng răng
Bên cạnh đó còn các yếu tố khác tác động tới thời gian niềng răng thưa như:
- Mức độ thưa của răng: bao gồm số răng bị thưa và khoảng cách giữa hai răng. Trường hợp chỉ có ít răng thưa và khoảng cách không quá lớn thì thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn hơn so với răng thưa cả hàm hay khoảng cách giữa các răng khá lớn.
- Tình trạng cụ thể của răng: nếu bạn đang mắc phải những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu… thì sẽ phải mất một khoảng thời gian để điều trị dứt điểm trước khi bắt đầu đeo niềng.
- Kỹ thuật niềng răng thưa: các công nghệ niềng răng hiện đại nhất cũng như tay nghề của các bác sĩ cũng góp phần không nhỏ tới việc rút ngắn thời gian đeo mắc cài của bạn.
Đọc thêm: Thời điểm lý tưởng để niềng răng
Cách làm giảm nhiệt cho cpu máy tính ngày nắng nóng
Một số mẫu ghế ăn cao cấp trên thị trường hiện nay
Các phương pháp niềng răng thưa phổ biến
-
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng bằng mắc cài kim loại bao gồm hệ thống mắc cài kim loại và dây cung giúp tác dụng lực lên răng, kéo răng trở về đúng vị trí mong muốn.
Ưu điểm: mắc cài được làm từ thành phần chính là kim loại nên chắc chắn và ổn định, mang lại hiệu quả cao, có thể linh hoạt sử dụng đối với nhiều trường hợp cần phục hình răng, chi phí vừa phải.
Nhược điểm: hạn chế về mặt thẩm mỹ, ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày, một số ít có thể gây kích ứng nướu răng hoặc má do việc tiếp xúc với mắc cài kim loại.
Mắc cài kim loại truyền thống
-
Niềng răng mắc cài sứ
Tương tự như mắc cài kim loại, phương pháp niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài được làm bằng sứ thay thế cho kim loại và vẫn đảm bảo hiệu quả niềng răng cho bạn.
Ưu điểm: niềng răng thưa bằng mắc cài sứ có ưu điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ cao, bên cạnh đó không làm tổn hại đến xương hàm, nướu lợi.
Nhược điểm: mắc cài bằng sứ có tính giòn, nếu tác động lực trong thời gian dài sẽ dễ bị bung hơn mắc cài kim loại, giá thành cao hơn.
Mắc cài bằng sứ đảm bảo tính thẩm mỹ cao
-
Niềng răng trong suốt
Đây là phương pháp niềng răng mang tính đột phá trong y khoa, sử dụng khay niềng trong suốt ôm sát mặt răng thay cho mắc cài thông thường, dịch chuyển răng từng chút về đúng vị trí.
Ưu điểm: tính thẩm mỹ rất cao, không cần sử dụng dây cung, mắc cài, dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày, hạn chế một số kích ứng về nướu lợi do mắc cài gây ra.
Nhược điểm: hiệu quả niềng răng không cao do khay niềng không chắc chắn như mắc cài, mất nhiều thời gian hơn để đạt được hiệu quả như mong muốn, giá thành cao.
Khay niềng trong suốt chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định
Chăm sóc răng thưa trong và sau khi niềng răng
-
Giảm đau trong khi niềng răng
Cảm giác đau răng hay ê buốt răng là điều không thể tránh khỏi trong suốt quá trình đeo mắc cài. Một số mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng giúp giảm các cơn đau răng như:
- Súc miệng, ngậm nước muối
- Chườm đá bên ngoài, thực phẩm hoặc đồ uống lạnh
- Sử dụng sáp chỉnh nha bảo vệ khoang miệng
-
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Để đảm bảo hiệu quả niềng răng, bạn cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng hàng ngày sao cho đúng cách, tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý về răng miệng. Đánh răng và súc miệng sạch sẽ kết hợp với chỉ nha khoa chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không để thức ăn bám vào mắc cài hay các kẽ răng.
-
Ăn uống đúng cách khi niềng răng
Khi đeo mắc cài hẳn bạn không thể ăn uống như trước đó được phải không nào. Lời khuyên ở đây là bạn nên ăn đồ ăn mềm và loãng như cháo, súp, khoai tây nghiền, sữa,… Khi ăn nên nhai chậm và kĩ, tránh ăn các loại thực phẩm cứng phải dùng lực lớn để cắn, xé và nhai. Sau khi ăn bạn cũng cần phải làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng sạch sẽ.
-
Chú ý sinh hoạt hàng ngày
Trong sinh hoạt hàng ngày cần hạn chế hoạt động mạnh có thể va chạm vào răng miệng, đồng thời tránh các tác động trực tiếp tới răng và sử dụng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ răng khi cần thiết.
Trên đây là những thông tin hữu ích về niềng răng thưa Nha khoa Oze xin chia sẻ tới quý bạn đọc. Hi vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức về niềng răng thưa để từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình tốt nhất.
Comments