Bạn gặp rất nhiều lần cụm từ QA trong môi trường kinh doanh hay trên sách báo, nhưng bạn chưa thực sự hiểu rõ cụm từ này. Bạn muốn có tiến triển trong công việc thì bạn không nên bỏ lỡ vấn đề này đâu nhé. Sau đây là những thông tin bổ ích liên quan đến QA, chắc chắn bạn sẽ cần đến để phục vụ cho công việc của mình đấy nhé!
1. QA là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần phải hiểu từ gốc của nó, QA là từ viết tắt của (Quality Assurance), là công việc giám sát, lên kế hoạch và đảm bảo về chất lượng sản phẩm, chất lượng toàn công ty thông qua các bên liên quan. Quản lý về chất lượng từ khâu lên ý tưởng, nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất và kiểm tra.
Tại sao phải quản lý đảm bảo chất lượng? Bởi vì khi mà chất lượng được giám sát thì sẽ đi đúng hướng và đi đúng theo kế hoạch, đảm bảo mọi việc đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, đem lại năng suất làm việc cao, tăng lợi nhuận cho công ty và gây ấn tượng tốt với khách hàng.
2. Công việc của QA bao gồm những gì?
- Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng phổ biến hiện nay như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…vào trong từng bộ phận, phòng ban, giai đoạn và từng mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, thúc đẩy và động viên họ làm việc để đạt mục tiêu đã định ra.
- Đề xuất các biện pháp chỉnh sửa, thay đổi để doanh nghiệp đạt được chất lượng như tiêu chuẩn đề ra.
- Đánh giá chất lượng các đối tác của công ty như nhà cung cấp, nhà phân phối.
- Thu thập thông tin và có những báo cáo về chất lượng đến ban giám đốc.
Công việc của một người phụ trách đảm bảo chất lượng không hề đơn giản và dễ dàng. Công việc này đòi hỏi phải có suy nghĩ, phán đoán, biết nhìn xa trông rộng và khéo léo trong các mối quan hệ. Một số yêu cầu với công việc làm về chất lượng như: hiểu biết và phân tích bản đồ, số liệu, nắm rõ các tiêu chuẩn ISO, CMMI,.. và có khả năng làm việc với các phần mềm chuyên dụng.
3. QA đòi hỏi những kĩ năng gì?
Thứ nhất, bạn làm về QA thì bạn phải ham học hỏi và chăm chỉ, điều này không những đúng với QA mà còn đúng với mọi ngành nghề khác nữa. Bạn cần nắm bắt được các thông tin trên thị trường và những biến đổi không ngừng trong môi trường kinh doanh để có những hiểu biết kịp thời, áp dụng vào công việc của mình.
Thứ hai, bạn cần có khả năng giao tiếp trôi chảy và có mối quan hệ tốt đẹp với các bên hữu quan. Bạn sẽ phải giao tiếp với nhân viên, đối tác của công ty hay thậm chí là với khách hàng. Hãy luôn nhẹ nhàng và giao tiếp thật chân thành để trở thành người khéo léo bạn nhé. Trước mỗi dự án hay công việc trao đổi nào đó, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể trình bày thật sinh động và chứng tỏ sự chuyên nghiệp của mình nhé. Những mối quan hệ tốt với nhân viên và đối tác cũng giúp bạn được mọi người yêu quý và giúp đỡ đấy.
Thứ ba, chú ý đến từng chi tiết. Nghe có vẻ hơi cầu toàn nhưng người làm về QA nên có khả năng này. Để đảm bảo và duy trì, phát triển chất lượng thì không thể nào không quan sát xung quanh và đánh giá, đôi khi chỉ cần một chi tiết nhỏ thôi cũng gây ra lỗi trong dây chuyền sản xuất. Vì vậy hãy luôn chú ý quan sát và đưa ra những đánh giá và biện pháp kịp thời nhé.
Thứ tư, khả năng về ngoại ngữ. Biết thêm một ngôn ngữ khác chưa bao giờ là điều dư thừa trong cuộc sống hiện nay. Nhân viên về QA cần phải học hỏi và trau dồi khả năng ngôn ngữ để mở rộng cơ hội cho bản thân.
Nếu bạn đang có mong muốn trở thành người làm về lĩnh vực quản lý chất lượng thì bài viết này dành cho bạn đó. Hoặc nếu không thì sau khi đọc xong bạn cũng đã hiểu thêm qa la gi rồi phải không ạ?
Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Comments