Khâu lưu trữ hóa đơn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà một số khách hàng không thể lưu trữ hóa đơn điện tử mà muốn chuyển đổi sang một dạng khác. Ví dụ như nhiều khách hàng muốn nhận hóa đơn điện tử tiền nước sang hóa đơn giấy thì phải làm sao? Vậy việc chuyển đổi hóa đơn để lưu trữ sẽ diễn ra như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo quy định thông tư 32/2011/TT-BTC thì trong một số trường hợp nhất đinh, người bán và người mua được phép in chuyển đổi hóa đơn, cụ thể:
-Thứ nhất: Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.
– Thứ hai: Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
– Thứ ba: Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
Tuy nhiên từ nay đến hết ngày 31/10/2020 doanh nghiệp vẫn có thể chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo Thông tư 32/2011/TT-BTC. Nhưng kể từ ngày 1/11/2020, doanh nghiệp chỉ được áp dụng quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Và việc chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo quy định của Nghị định 119 chỉ để phục vụ việc lưu trữ.
Yêu cầu khi đối với việc chuyển đổi hóa đơn từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để lưu trũ theo quy định của Nghị định 119/2018 như sau: Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi và chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử (trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119).
Việc chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy sẽ được thực hiện dễ dàng tùy theo phần mềm riêng của từng nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử, tuy nhiên, các thao tác này đều đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện.
Trước những yêu cầu về việc sớm chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử vẫn có một vài doanh nghiệp gặp vướng mắc, bỡ ngỡ hoặc chưa đủ điều kiện để nhận lưu trữ hóa đơn điện tử, chính vì vậy, vẫn rất cần việc phải chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấu để lưu trữ.
Hy vọng với những chia sể trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những quy định chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, giá trị của hóa đơn chuyển đổi theo Thông tư 32/2011 và Nghị định 119/2018. Đây đều là những quy định pháp luật quan trọng, có ý nghĩa đối với từn giai đoạn thực hiện triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, chính vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các yêu cầu này để có thể tiến hành triển khai thực hiện một cách tốt nhất, đáp ứng những yêu cầu, quy định của pháp luật về việc lưu trữ hóa đơn.
Lý do nào nên lát sàn gỗ tự nhiên cho phòng ngủ?
Hướng dẫn mua máy rửa mặt Foreo giá rẻ chính hãng với mã giảm giá mới nhất
Comments