Tin tức

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử có gì khác biệt?

0

Khi chuyển từ hình thức hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Không chỉ mới về cách sử dụng, quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử, mà việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử cũng có nhiều khác biệt so với hóa đơn giấy. Tuy nhiên, những khác biệt này lại mang đến những hiệu quả công việc lớn cho các doanh nghiệp.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử được hiểu đơn giản là báo cáo chi tiết về số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng, xóa, hủy bỏ trong kỳ của doanh nghiệp lên cơ quan thuế quản lý.

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử?

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là một trong những nội dung vô cùng quan trọng, yêu cầu các kế toán cần phải nắm rõ để có thể triển khai thực hiện công việc một cách tốt nhất, tránh những sự cố không đáng có có thể xảy ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp hàng quý (trường hợp không dùng hóa đơn cũng phải báo cáo). Những doanh nghiệp mới thành lập, có rủi ro cao về thuế, có hành vi vi phạm về hóa đơn hoặc gian lận thuế phải thực hiện báo cáo theo tháng.

lưu trữ hóa đơn

Kể từ ngày mới thành lập hay từ ngày chuyển đổi sang dùng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong 12 tháng. Hết thời hạn 12 tháng, cơ quan thuế sẽ có những kiểm tra hoạt động báo cáo và tình hình nộp thuế của doanh nghiệp để thông báo doanh nghiệp chuyển đổi sang báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử theo quý (nếu không có thông báo của cơ quan thuế thì doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục tiến hành báo cáo theo tháng như trước đó).

Cụ thể thời hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử được quy định như sau:

– Theo tháng: chậm nhất ngày 20 của tháng sau phải nộp báo cáo

– Báo cáo theo quý: Qúy I (chậm nhất 30/4), Qúy II (chậm nhất 30/7), Quý III (chậm nhất 30/10), Quý IV (chậm nhất 30/1 năm sau)

Nếu doanh nghiệp chậm nộp hoặc làm sai báo cáo tình hình SDHĐ thì bị xử lý như thế nào?

Việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không hề đơn giản, bởi nếu không cần thận thì kế toán có thể lập sai thông tin hoặc vì quá bận công việc mà dẫn đến việc chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Theo quy định việc nộp chậm hoặc làm sai báo cáo doanh nghiệp có thể bị phạt đến 8.000.000 đồng.

Những thay đổi khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử sẽ có nhiều thay đổi trong việc làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Cụ thể, đối với những doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì sẽ không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng trở nên đơn giản, thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều bởi tất cả các thao tác đều được thực hiện dễ dàng trên máy tính giúp giảm thiểu tối đa việc sai sót trong các khâu nhập dữ liệu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thực hiện lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện, cùng với đó là chủ động hơn trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ về hóa đơn.

Theo dõi thêm bài viết: 

>>> Juniper SRX4600 Services Gateway : Tổng quan

>>> Có Nên Mua Đồng Hồ Điện Tử Casio Năng Lượng Mặt Trời?

Khắc phục màn hình iPhone 11 Pro Max bị giật hiệu quả, đơn giản

Previous article

Cách chuyển đổi hóa đơn để lưu trữ hóa đơn điện tử

Next article

You may also like

Comments

More in Tin tức